TS-BS Nguyễn Thiện Khanh chia sẻ cách quản lý sẹo sau phẫu thuật treo ngực
Theo clip, người đàn ông đội mũ lưỡi trai đỏ, mặc quần áo khá cũ, dùng tay trái vẽ những chi tiết hoa văn lên lớp bụi trên xe khách. Tay phải ông cầm chổi và chiếc bao lớn còn tay trái tỉ mỉ, miệt mài vẽ lên xe. Đoạn clip chỉ ghi được đến cảnh người này vẽ đến chữ "Chúc đoàn…" với hình dáng đẹp mắt, nhiều hoa văn. Ở đuôi xe, ông vừa vẽ xong những họa tiết độc lạ, tiếp tục chăm chút với từng nét vẽ ở mặt còn lại. Nhiều người để lại bình luận thích thú khi xem những nét vẽ đồng thời gửi lời chúc mạnh khỏe, bình an đến nhân vật trong clip.Tài khoản Nguyễn Ly bình luận: "Tay trái chú vẽ, người trẻ lắm khi không bằng. Gửi chú cái ôm, thương, kinh cầu mong bình an sức khỏe". Bạn Đào Trúc Khánh chia sẻ: "Không biết chú đã trải qua những gì, chỉ mong chú luôn mạnh khỏe và thể hiện được những tài hoa của mình dù trong bất cứ hoàn cảnh nào". Trao đổi với Thanh Niên, ông Vũ Thành Nam (48 tuổi), lái xe du lịch ở TP.Thái Nguyên, cho biết trong ngày đưa khách đi du xuân ở Phủ Dầy, (H.Vụ Bản, Nam Định) ông tình cờ gặp người đàn ông ở bãi xe đang chăm chú vẽ. Ông tình cờ bắt gặp thấy hay nên lấy điện thoại ghi lại khoảnh khắc này. "Tôi nghe mọi người xung quanh nói người đàn ông đó trước đây học rất giỏi, sau một lần bị tai nạn nên giờ không còn được như trước. Tôi cũng không hỏi thông tin cụ thể về ông, chỉ biết hay bắt gặp ở bãi xe Phủ Dầy", ông Nam cho hay. Cũng theo chủ nhân đoạn clip, bản thân muốn đăng tải khoảnh khắc đó để lan tỏa yêu thương đến mọi người, hy vọng người đàn ông sẽ nhận được sự giúp đỡ từ cộng đồng mạng. "Ông ấy vẽ bằng tay trái rất đẹp. Tôi bất ngờ khi chỉ đăng clip lên trang cá nhân mà chỉ sau ít ngày xuất hiện đã nhận được hơn 3,6 triệu lượt xem, ai cũng để lại bình luận tích cực khi xem clip. Tôi cũng có thêm niềm vui từ việc làm nhỏ bé này", ông Nam chia sẻ.Nhếch nhác rác trên vỉa hè
Đây là phân công mới theo quyết định phân công công tác Bộ trưởng và các Thứ trưởng của Bộ Nội vụ, sau khi hợp nhất giữa Bộ Nội vụ và Bộ LĐ-TB-XH.Theo quyết định, nhiệm vụ của Bí thư Đảng ủy, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà là lãnh đạo, quản lý toàn diện mọi hoạt động thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Nội vụ.Bộ trưởng trực tiếp chỉ đạo các đơn vị: Vụ Tổ chức cán bộ, Ban Thi đua - Khen thưởng T.Ư.Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà có nhiệm vụ theo dõi, chỉ đạo các đơn vị: Vụ Công tác thanh niên và bình đẳng giới; Tạp chí Tổ chức nhà nước và lao động; Báo Dân trí.Ngoài ra, bà Hà còn được giao nhiệm vụ là người phát ngôn của Bộ Nội vụ. Trước đó, người phát ngôn của Bộ Nội vụ là ông Vũ Đăng Minh, Chánh văn phòng Bộ Nội vụ. Thực hiện sắp xếp tinh gọn bộ máy, ông Vũ Đăng Minh xin nghỉ hưu trước tuổi. Trước khi hợp nhất, bà Nguyễn Thị Hà phụ trách các đơn vị thuộc Bộ LĐ-TB-XH gồm: Cục trẻ em; Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam; Vụ Bình đẳng giới.Cũng tại quyết định này, Bộ Nội vụ phân công nhiệm vụ cho các thứ trưởng, cụ thể: Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long, có nhiệm vụ theo dõi, chỉ đạo các đơn vị: Vụ Công chức - Viên chức; Vụ Chính quyền địa phương; Trung tâm Công nghệ thông tin.Thứ trưởng Vũ Chiến Thắng có nhiệm vụ theo dõi, chỉ đạo các đơn vị: Vụ Tổ chức - Biên chế; Văn phòng Bộ; Vụ Tổ chức phi Chính phủ; Vụ Hợp tác quốc tế; Thanh tra Bộ (khi chưa kết thúc hoạt động).Thứ trưởng Cao Huy có nhiệm vụ theo dõi, chỉ đạo các đơn vị: Vụ Cải cách hành chính; Vụ Pháp chế; Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước.Thứ trưởng Lê Văn Thanh có nhiệm vụ theo dõi, chỉ đạo các đơn vị: Cục Việc làm; Cục Tiền lương và Bảo hiểm xã hội.Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan có nhiệm vụ theo dõi, chỉ đạo các đơn vị: Vụ Kế hoạch - Tài chính; Cục Người có công; Cục Quản lý lao động ngoài nước; Trung tâm Lao động ngoài nước; Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước.Thứ trưởng Nguyễn Văn Hồi có nhiệm vụ theo dõi, chỉ đạo các đơn vị: Viện Khoa học Tổ chức nhà nước và Lao động; Trường đại học LĐ-TB-XH; Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng; Trung tâm Hành động khắc phục bom mìn Việt Nam; Quỹ Hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam.Quyết định phân công này được thực hiện từ ngày 1.3.
Granada và câu chuyện điên rồ ở La Liga
Nhiều năm qua, dưa hấu là một trong những cây rau màu chủ lực giúp nông dân vùng ven biển thuộc ấp Mỏ Ó, xã Trung Bình, H.Trần Đề (Sóc Trăng) có thu nhập khá, thoát nghèo.Bà Nguyễn Thị Hiếu (55 tuổi, ngụ ấp Mỏ Ó) cho biết, trồng dưa trên đất giồng cát ven biển cực công chăm sóc và tốn chi phí nhiều hơn so với các vùng đất khác. Nhưng bù lại dưa hấu Mỏ Ó luôn được thị trường ưa chuộng bởi chất lượng vượt trội, giá bán cao và luôn duy trì ở mức 6.500 - 9.000 đồng/kg.Mỗi năm, bà Hiếu trồng 2 - 3 vụ dưa hấu xen kẽ 1 vụ đậu phộng. Bà bảo, dưa trồng trên đất cát sát biển, dễ bị ảnh hưởng của sương muối và gió mạnh. Thế nhưng, nhờ kinh nghiệm và được đầu tư bài bản nên dưa vẫn bén rễ tươi tốt, năng suất cao và chất lượng. Vụ dưa này, bà ước tính thu hoạch khoảng 8 -10 tấn. Với giá bán hiện tại 8.500 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, bà thu lãi khoảng 30 triệu đồng.Hiện đang vào mùa khô, để chủ động nguồn nước ngọt, nhiều hộ dân kéo đường ống dẫn nước sạch sinh hoạt từ nhà ra ruộng để tưới dưa. Một số khác đào ao bạt trữ nước kết hợp với phương pháp tưới nhỏ giọt, giúp dưa phát triển xanh tốt ngay trong mùa hạn mặn.Chị Nguyễn Thị Ly (39 tuổi) có gần 20 năm trồng dưa hấu cho biết, do trồng trên đất giồng cát, tỷ lệ cát nhiều hơn đất nên để cây không bị ngập úng vào mùa mưa, bà con phải mua thêm cát đắp nền cho luống dưa. Ngoài ra, còn áp dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến như phủ bạt trên luống trồng dưa và trải lưới dưới nền đất để trái dưa không chạm đất, đảm bảo vệ sinh và chất lượng.Lý giải vì sao dưa hấu trồng ở vùng đất này có chất lượng vượt trội, chị Ly nói, do chủ yếu tưới bằng nước sạch và bón phân làm từ phụ phẩm cá, tôm. Trung bình mỗi trái có trọng lượng 4 - 6 kg, số ít khoảng 2 kg/trái.Theo ông Phạm Quốc Thái (58 tuổi, ngụ ấp Mỏ Ó), yếu tố quan trọng góp phần tạo nên chất lượng đặc biệt của dưa hấu Mỏ Ó chính là đặc tính riêng biệt của đất vùng này. Cùng một giống dưa, nhưng khi trồng tại vùng đất giồng cát Mỏ Ó thì dưa cho năng suất rất cao, trái to, chất lượng ngon, ngọt, mẫu mã đẹp, có màu xanh bóng, ruột màu đỏ son. Đặc biệt có thể để được lâu ngày mà không sợ bị hư.Nhờ những ưu điểm vượt trội mà dưa luôn hút hàng, nhiều nơi ưa chuộng. Dưa thu hoạch tới đâu thương lái mua đến đó. Hiện nay, thương lái các tỉnh, thành miền Tây đều đến đây mua.Những năm gần đây, người dân Mỏ Ó còn chuyển sang sản xuất theo hướng chất lượng an toàn sinh học, giúp tăng năng suất, nâng cao chất lượng dưa và giảm chi phí đầu tư. Bên cạnh đó, nhờ sự hỗ trợ của địa phương, doanh nghiệp đã ký kết hợp đồng bao tiêu đầu ra, với giá mua cao hơn dưa cùng loại không trồng hữu cơ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg. Nhờ đó, nông dân yên tâm canh tác, không lo thị trường bấp bênh.
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu.
Hoàn thành nghị định quy định mức lương tối thiểu vùng trong tháng 5
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, trong căn nhà ấm áp trên mặt tiền đường Thoại Ngọc Hầu (Q.Tân Phú, TP.HCM), người đàn ông Thổ Nhĩ Kỳ vẫn miệt mài bên xe nước mía phía trước.Xe nước mía của ông Huseyin được nhiều người biết tới từ những ngày mới mở bán hồi tháng 10.2024, khi hình ảnh một "ông chú" người Thổ Nhĩ Kỳ vui vẻ, nhiệt tình bán món đồ uống Việt Nam quen thuộc lan tỏa khắp mạng xã hội.Phía trước xe có dán dòng chữ: "Tôi là người Thổ Nhĩ Kỳ. Tôi bán các loại nước. Tôi không biết tiếng Việt, mong cả nhà ủng hộ cho tôi. Cảm ơn!". Chính sự ủng hộ của khách đã khiến việc buôn bán của người đàn ông ngoại quốc ngày càng thuận lợi hơn."Bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ được biết tới nhiều ở TP.HCM, nhiều người cũng nghĩ là người Thổ Nhĩ Kỳ như tôi thì nên bán món này mới đúng. Nhưng tôi không thích buôn bán các món mặn, tôi thích bán các loại nước này hơn. Trước khi bán, tôi cũng đã dành thời gian để học cách pha chế", ông chia sẻ.Mọi chuyện bắt đầu từ năm 2017, ông Huseyin đang làm công nhân xây dựng ở TP.Tunceli vô tình quen biết bà Nguyễn Thị Chung (48 tuổi, ngụ TP.HCM) qua mạng xã hội.Sau thời gian dài nhắn tin, tìm hiểu, vì tìm thấy sự đồng điệu trong tâm hồn và tính cách nên năm 2019 ông quyết định đến TP.HCM gặp gỡ. Sau đó không lâu, họ kết hôn và ông quyết định sống ở Việt Nam.Năm nay là năm thứ 5 người đàn ông Thổ Nhĩ Kỳ đón tết ở Việt Nam bởi từ lúc chuyển đến TP.HCM sinh sống, làm việc, ông chưa có dịp về nước. Ngày trước, ông phụ bà Chung công việc kinh doanh, tuy nhiên những tháng gần đây ông quyết định kinh doanh riêng bằng xe nước nho nhỏ với sự hỗ trợ nhiệt tình từ vợ.Nhiều năm sống cùng nhau, người vợ nói rằng điều bà quý nhất trong tính cách của ông chính là sự hiền lành, chăm chỉ, sống tình cảm. Sự khác biệt về ngôn ngữ không ảnh hưởng tới cuộc sống của vợ chồng bởi họ luôn thấu hiểu, chia sẻ và cảm thông cho nhau.Ngược lại, với người đàn ông Thổ Nhĩ Kỳ, vợ là một người chu đáo, biết quan tâm, chăm sóc cho chồng. Nhờ có tình yêu thương và sự hỗ trợ từ vợ, cuộc sống ở Việt Nam với ông không quá khó khăn để thích nghi.Bà Chung cho biết cái tết ấn tượng nhất có lẽ là tết đầu tiên của bà và chồng ở Việt Nam. Thời điểm đó, ông Huseyin vô cùng phấn khích trải nghiệm những hoạt động đón tết ở TP.HCM. "Những ngày giáp tết, vợ chồng tôi đi chợ tết mua sắm. Sau pháo hoa giao thừa, ông ấy chở tôi đi chùa ở gần nhà cũ ở Q.8. Những ngày trong tết, 2 vợ chồng đi dạo đường hoa, đi du xuân. Lúc đó nhà có mua pháo giấy để bắn, ông ấy rất thích loại pháo này, thấy pháo bắn ra là cười tươi lắm", người vợ háo hức kể. Có năm, người đàn ông Thổ Nhĩ Kỳ theo vợ về quê nhà Quảng Ngãi ăn tết. Ông cho biết lần đầu về quê vợ, mọi người tò mò vây quanh, hỏi thăm khiến ông vừa bất ngờ, vừa vui. Ông dành những phong bao lì xì cho các cháu trong gia đình theo đúng phong tục truyền thống.Với ông Huseyin, đón tết ở Việt Nam là một trong những trải nghiệm tuyệt vời nhất, khác hoàn toàn so với đất nước của ông. Mỗi năm đón tết trôi qua, ông lại càng thích, càng yêu thêm tết, văn hóa Việt Nam và muốn sống ở đất nước này mãi mãi."Năm nay, vợ chồng tôi dự định sẽ tiếp tục đón tết ở TP.HCM. Cũng như mọi năm, vợ chồng tôi vẫn sẽ cùng nhau đi chùa, đi chợ tết. Dự định những ngày gần tết, vợ chồng tôi cũng ghé chợ hoa thăm một người quen bán hoa ở Q.8, anh cũng phụ chị bán hoa vì năm ngoái anh bán cũng… đông khách", bà Chung cười kể lại.2 vợ chồng đã dành những lời chúc năm mới đặc biệt cho quý bạn đọc Báo Thanh Niên với mọi điều tốt đẹp nhất. Họ hy vọng mỗi năm trôi qua, họ lại đồng hành cùng nhau, hạnh phúc trong cuộc sống vợ chồng và tiếp tục đón tết Việt Nam.